Bắt thủ ấn trong Phật Giáo, kết ấn Mật Tông hay kết thủ ấn… rất quen thuộc đối với Phật Giáo nói riêng và gần như được rất nhiều tôn giáo cũng như trường phái khác như liệu pháp luyện Yoga quan tâm.
Vậy Bắt ấn là gì? Ý nghĩa của bắt Ấn? Cách bắt Ấn khi ngồi thiền như thế nào?
Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn về bắt ân hay kết ấn, bắt ấn Mật Tông là gì? và nhiều vấn đề khác liên quan tới việc bắt ấn đặc biệt làm bắt ấn trong Phật Giáo.
I, Bắt ấn và ý nghĩa bắt ấn?
1, Bắt ấn là gì?
Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ấn (mudrā, chữ Nho: 印; chữ Tạng: ཕྱག་རྒྱ་ phyag rgya}) hay ấn tướng, ấn thủ là một dấu hiệu thể hiện qua tác động thân thể, thường là cử chỉ của tay, hay chính xác hơn vị trí và tư thế của bàn tay và ngón tay. Ấn tướng cũng được dùng trong các điệu vũ truyền thống của Ấn Độ và cả trong cuộc sống hàng ngày, như cử chỉ chào Namaste (Namas + te, Devanagari: नमस् + ते = नमस्ते).
Bắt ấn hay còn gọi là kết ấn, nghĩa là tác động vào đầu ngón tay, hoặc các gốc của ngón tay để kích hoạt những huyệt ở vùng đỉnh đầu hoặc vùng xương cùng, hai khu vực thu xả và giao hòa giữa nội khí của cơ thể với thiên khí hoặc địa khí của vũ trụ bên ngoài.
Mỗi ngón tay đều có đầy đủ đặc tính của cơ thể con người. Đầu ngón tay thì ứng với phần đỉnh đầu. Phần dưới của các ngón, nơi mà tiếp giáp giữa ngón tay và bàn tay thì ứng với phần hạ bàn. Ba đốt ngón tay tính từ đầu ngón trở xuống thì lần lướt ứng với 3 phần thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu của cơ thể.
2, Ý nghĩa của bắt thủ ấn trong Phật giáo:
Bắt ấn trong Phật giáo thể hiện cho nguyện lực nhân duyên và hoàn cảnh giác ngộ. Thậm chí đó còn là hình ảnh khi hành đạo và thuyết pháp của các vị Phật hay Bồ Tát.
Tư thế tay hay Thủ Ấn thể hiện hạnh nguyện, nguyện lực của các vị Phật, Bồ Tát. Tư thế đó có được do tu thân, tu khẩu, tu ý mà ra. Tư thế đó thể hiện cho hạnh nguyện và phương pháp độ sinh của chư Phật.
3, Bắt ấn để làm gì? Công dụng của bắt thủ ấn trong Phật giáo:
Trong đời sống hằng ngày, việc bắt ấn mang lại rất nhiều hiệu quả:
Cách bắt ấn để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe:
Trong yoga hay thiền định của Phật học, có rất nhiều cách thủ ấn và mỗi cách mang đến một tác dụng, lợi ích riêng cho sức khỏe.
Người ta tin rằng cơ thể con người được hình thành từ năm yếu tố (lửa, không khí, hư không, nước, đất)
- Ngón tay cái: lửa
- Ngón tay trỏ: không khí
- Ngón tay giữa: hư không
- Ngón áp út: nước
- Ngón út: đất
Bởi dây thần kinh tập trung dày đặc trên các ngón tay và bàn tay, nên người ta tin rằng đây là bộ phận cơ thể tập trung nhiều năng lượng nhất. Khi bạn tác động đúng huyệt, mà người ta gọi là thủ ấn đúng cách trên bàn tay, thì có thể thúc đẩy sự lưu thông năng lượng ra khắp cơ thể. Thật thú vị khi bạn có thể làm điều đó ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, và tất cả những gì bạn cần là một vài phút và một nơi để thư giãn.
4, Bắt ấn để trừ tà. Bắt ấn khi gặp ma quỷ
Cách bắt ấn trong Mật Tông hay Thủ ấn Mật tông thường được thực hành chung với niệm mật chú. Bắt ấn khi trì chú giúp đỡ cho chúng sinh xa lìa tham, sân si, là những độc hại trong việc tu hành.
Việc trì tụng những mật chú sẽ tiêu trừ các tai ương, giải cứu những ách nạn, đưa con người thoát khỏi cảnh giới sa đoạ.
Thành thử, kiên tâm trì tụng với tất cả tâm thành, kết quả tốt đẹp không biết đâu lường được.
Cách bắt ấn cúng dường:
II, Những cách bắt thủ ấn Phật giáo thông dụng:
Mình xin giới thiệu 10 Thủ Ấn quan trọng giúp hồi sinh dòng năng lượng trong thân thể, cải thiện sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần.
1, Abhaya: Fearless (Vô Úy Thủ Ấn)
Vô Úy Thủ Ấn, giúp ta xóa bỏ nỗi sợ hãi khỏi tâm trí. Thủ Ấn này tạo ra một cảm giác không sợ hãi và cảm giác được bảo vệ.
Thủ Ấn này được trình bày bằng cách đưa tay phải ngang vai, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Tay trái đặt trong lòng, nhẹ nhàng thoải mái, lòng bàn tay hướng lên trên.
Khi làm thủ ấn này trong khoảnh khắc, bạn sẽ cảm thấy có sức mạnh trong tâm và tinh thần phấn chấn trong niềm tự tin.
2, Bhumisparasa: Touch the Earth (Xúc Địa Thủ Ấn)
Thủ Ấn này được trình bày bằng cách, bàn tay phải hướng xuống đất, lòng bàn tay hướng vào trong để cảm nhận sự kiên cố. Tay trái đặt trong lòng, nhẹ nhàng thoải mái, lòng bàn tay hướng lên trên.
Sử dụng thủ ấn này trong lúc Thiền 30 phút. Tâm sẽ thấy nhẹ nhàng, những ham muốn được lạo bỏ nhẹ nhàng.
3, Dhyana: Meditation (Thiền Định Thủ Ấn)
Thủ Ấn này được trình bày bằng cách: Đặt tay phải lên trên tay trái trong lòng, hai lòng bàn đều hướng lên, hai ngón cái chạm nhẹ.
Thủ Ấn Thiền tập cho mình 3 điều: Tập trung vào giữ gìn giới luật, hổ trợ thiền định và nâng cao tâm linh.
4, Varada: Charity – (Thí Nguyện Thủ Ấn)
Thủ Ấn này giúp ta loại bỏ sự tức giận, tham lam trong tâm trí.
Thủ Ấn này được trình bày bằng cách: đặt tay phải gần đầu gối, ngón tay thả lỏng hướng xuống, và lòng bàn tay hướng về phía trước. Tay trái làm bất kỳ thủ ấn nào chẳng hạn như Vô Úy hay Thiền Định.
Tập Thủ Ấn này sẽ mở lòng từ bi và yêu thương, giúp loại bỏ những tham lam, giận dữ và sở hữu.
5, Karana: Banishing and Expelling Negativity (Lìa Xa Ác Nghiệp Thủ Ấn)
Thủ ấn này giúp tư tưởng nhạy bén. Và cũng loại bỏ các nhảm nhí khỏi tâm trí.
Thủ Ấn này được trình bày bằng cách: Đặt tay phải cao ngang vai, lòng bàn tay hướng về phía trước. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn chạm vào ngón cái; ngón trỏ và ngón út thẳng. Đặt tay trái vào lòng, bàn tay thả lỏng và hướng lên trên.
Lìa Xa Ác Nghiệp Thủ Ấn là cách để loại trừ sự lo lắng, căng thẳng, trầm cảm và giúp chúng ta vượt qua những nỗi buồn bã.
6, Vajrapradama: Confidence in Self – (Trí Quyền Ấn)
Trí Quyền Ấn là biểu tượng của sự tự tin.
Thủ Ấn này được trình bày bằng cách tay trái nắm xung quanh ngón trỏ phải. Đầu ngón trỏ phải chạm vào đầu ngón trỏ trái.
Sự kết hợp giữa tay phải và tay trái tượng trưng cho sự hài hòa của các yếu tố đất, nước, gió, lửa và kim loại với ý thức.
7, Vitarka: Teaching Transmission (Giáo Hóa Thủ Ấn)
Thủ Ấn này tượng trưng cho sự truyền bá giáo lý của Đức Phật.
Tư thế của thủ ấn này là cong ngón trỏ phải để chạm ngón cái, giữ cho các ngón khác thẳng, lòng bàn tay hướng ra ngoài như thể đang đón lấy năng lượng bên ngoài của thế giới.
Đặt tay trái vào lòng, bàn tay thả lỏng và hướng lên trên.
Ấn này cảm nhận năng lượng giữa ngón cái và ngón trỏ, năng lượng đó giúp ta mở mang, phát triển trí tuệ.
8, Dharmacakra: Wheel of Dharma (Chuyển Pháp Luân Thủ Ấn)
Ý nghĩa của Thủ Ấn khi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển, sau khi Ngài thành đạo.
Tư thế của thủ ấn này là: Ở phía trước ngực, hai tay đều cong ngón trỏ để chạm ngón cái, giữ cho các ngón khác thẳng đứng, hướng lòng bàn tay trái vào trong và hướng lòng bàn tay phải ra ngoài.
Ấn này thúc đẩy tâm linh, cân bằng năng lượng và cảm xúc.
9, Mandala Offering (Thủ Ấn Cúng Dường Mandala)
Thủ Ấn này giúp tâm trí giảm bớt những dính mắc.
Đối lưng hai ngón tay đeo nhẫn. Ngón tay cái bên phải chạm sang ngón út bên trái và ngón tay cái bên trái chạm sang ngón út bên phải. Móc ngón trỏ bên tay phải qua ngón giữa bên tay trái và móc ngón trỏ bên tay trái qua ngón giữa bên tay phải.
Ấn cúng dường này cúng đến toàn bộ vũ trụ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
10, Namaskara: Thủ Ấn Chào và Kính Trọng
Ấn này tượng trưng cho sự mộ đạo, cầu nguyện và kính trọng.
Nối hai lòng bàn tay lại với nhau sát ngực, các ngón tay hướng lên trên.
Cử chỉ này gợi lên một lời chào từ người khác, với sự kính trọng và tôn vinh tối thượng.